Trật Khớp Cùng Đòn – Bệnh học & Điều trị

  • Tổn thương khớp cùng đòn là tổn thương thường gặp ở đai vai, chủ yếu ở người trẻ tuổi.
  • Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào lâm sàng và hình ảnh X quang. Chụp cộng hưởng từ khớp vai khi cần thiết để đánh giá các tổn thương phối hợp.
  • Điều trị bảo tồn đối với những trường hợp trật khớp cùng đòn độ 1,2. Điều trị phẫu thuật đối với trật khớp cùng đòn độ 4 – 6.
  • Đối với điều trị trật khớp cùng đòn độ 3 quan điểm điều tri vẫn chưa thống nhất, tùy vào từng người bệnh mà có sự cân nhắc lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp.
  • Nhìn chung trật khớp cùng đòn có tiên lượng điều trị tốt.

Đại Cương

Tổn thương khớp cùng đòn hay khớp cùng vai đòn thường gặp ở người trẻ vận động thể lực cao hoặc ở các vận động viên. Tuy nhiên tổn thương khớp cùng đòn ở trẻ em cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây do sự phát triển nhanh chóng của các mòn thể thao đối kháng cũng như những môn thể thao mạo hiểm trong giới trẻ.

Tổn thương khớp cùng đòn thường gặp sau tai nạn ngã xe đạp, trong các môn thể thao đối kháng hoặc tai nạn ô tô. Tùy thuộc vào mức độ nặng của tổn thương mà một hoặc nhiều dây chằng của khớp cùng đòn bị tổn thương dẩn đến tình trạng bong gân hoặc tổn thương khớp cùng đòn. Tổn thương khớp cùng đòn có thé dẫn đến tổn thương sụn chêm và sụn khớp của khớp này, dẫn đến tính trạng viêm thoái hóa khớp cùng đòn sau chấn thương.

Điều trị tổn thương khớp cùng đòn được biết đến từ Hipocrate nhưng cho đến nay vàn là chủ đề còn nhiểu tranh luận. Đa số các tác giả tán thành điều trị bào tồn cho những trường hợp tổn thương khớp cùng đòn cấp tính độ 1 và độ 2, điều trị phàn thuật cho những trường hợp tổn thương khớp cùng đòn độ 3, 4, 5; tuy nhiên biện pháp điều trị lý tưởng cho tổn thương khớp cùng đòn cấp tính độ 3 vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.

Dịch tễ

Tỷ lệ tổn thương khớp cùng đòn thực sự là một con số bí ẩn do rất nhiều trường hợp tổn thương khớp cùng đòn không đến khám. Ước tính khoảng 12% các trường hợp tổn thương khớp vùng vai có tốn thương khớp cùng đòn.
Tổn thương khớp cùng đòn thường gặp ớ người trẻ tuối (dưới 35 tuổi), tỷ lệ nam/ nữ khoảng 5/1.

Giải phẫu ứng dụng

Khớp cùng đòn được cấu tạo bởi hai xương (mỏm cùng vai và đầu ngoài xương đòn), 4 dây chằng (dây chằng thang, dây chằng nón, dây chằng quạ cùng và dây chằng cùng đòn) và sụn chêm. Khe khớp cùng đòn rộng khoảng 1 – 3 mm ở người trẻ, trở nên hẹp hơn ở người lớn tuổi và rộng khoảng 0,5mm ở người trên 60 tuổi.

Giải phẫu khớp cùng đòn

Khớp cùng đòn là khớp động (cũng là khớp hoạt dịch), có cấu trúc sụn chêm – là đĩa xơ sụn ở giữa, kết nối hai bể mặt sụn khớp mỏm cùng vai và đầu ngoài xương đòn. Khớp cùng đòn được giữ vững theo chiều ngang và chiều dọc bởi các cấu trúc giữ vững động và tĩnh, cho phép duy trì biên độ bình thường khi hoạt động. Bao khớp cùng đòn có vai trò quan trọng trong việc giữ vững khớp cùng đòn theo chiều trước – sau. Hai dây chằng quạ đòn (dây chằng thang và dây chằng nón) có vai trò quan trọng trong việc giữ vững khớp cùng vài đòn theo chiều trên – dưới. Cơ delta và cơ thang có vai trò quan trọng trong cơ chế giữ vững đòng khớp cùng đòn, khi các dây chằng quạ đòn bị tổn thương.

Phức hợp treo vai trên (SSSC) là một vòng kết nối xương – phần mềm bao gồm củ trên ổ chảo, mỏm quạ, dây chằng quạ đòn, đầu ngoài xương đòn, khớp cùng đòn và mỏm cùng vai. Tổn thương khớp cùng đòn độ 3, 4, 5, 6 gây tổn thương phức hợp treo vai trên ở hai vị trí là dây chằng quạ đòn và dây chằng cùng đòn gây nên tổn thương mất vững của phức hợp này và cần được điều trị phẫu thuật.

Cơ chế tổn thương

Cơ chế chấn thương thường gặp nhất gây nên tổn thương khớp cùng đòn là lực chấn thương tác động trực tiếp vào bờ trên của mỏm cùng vai thường gặp ở tư thế ngã đập vai xuống đất trong khi cánh tay khép vào thân mình. Lực chấn thương sẽ làm cho mỏm cùng vai di chuyển xuống dưới, gây tổn thương bao khớp và dây chằng cùng đòn. Nếu lực chấn thương đủ lớn sẽ làm sẽ làm tổn thương các dây chằng ngoài khớp cùng đòn.

Ít gặp hơn là cơ chế chẩn thương gián tiếp, lực chấn thương truyền qua cánh tay tác động vào khớp cùng đòn, thường gặp trong tư thê ngã chổng tay. Lực chấn thương truyền qua cánh tay tới chỏm xương cánh tay, tác động vào phía dưới của mỏm cùng vai làm cho mỏm cùng vai di lệch lên trên và làm tổn thương dày chằng cùng đòn. Dây chằng quạ đòn không bị tổn thương trong cơ chế này.

Cơ chế chấn thương thường gặp nhất
trong tổn thương khớp cùng đòn

Những cơ chế chấn thương khác tùy thuộc vào sức mạnh của lực chấn thương mà gây tổn thương khớp cùng đòn kèm theo tổn thương diện bám của cơ delta và cơ thang vào xương đòn, gãy đầu ngoài xương đòn, gãy mỏm cùng vai hoặc mỏm quạ.

Phân loại

Phân độ tổn thương khớp cùng đòn ở người lớn được mô tả lần đầu bởi Allman và Tossy gồm 3 độ, sau này được Rockwood mở rộng làm 6 độ. Tổn thương khớp cùng đòn độ 1 và 2 được mô tả giống nhau ở cả hai hệ thống phân độ này, tổn thương khớp cùng đòn độ 3 của Allman và Tossy được Rockwood chia thành 4 type nhỏ là độ 3, 4, 5, 6.

Độ 1: Tổn thương mức độ nhẹ (dãn) dây chằng cùng đòn, cấu trúc bao khớp, dây chằng quạ đòn, cơ delta và cơ thang còn nguyên vẹn.
X-quang không ghi nhận bất thường.

Độ 2: Tổn thương đứt dây chằng cùng đòn và bao khớp, dãn dây chằng quạ đòn, tổn thương mức độ nhẹ diện bám của cơ delta và cơ thang vào đầu ngoài xương đòn.
X-quang: dãn nhẹ khớp cùng đòn, khoảng quạ-đòn tăng <25%.

Độ 3: Đứt dây chằng cùng đòn, bao khớp và dây chằng quạ đòn, xương đòn di lệch lên trên rõ, bong diện bám của cơ delta và cơ thang vào đầu ngoài xương đòn.
X-quang: dãn khớp cùng đòn, khoảng quạ-đòn tăng 25% – 100%.

Độ 4: Đứt dây chằng cùng đòn, bao khớp và dây chằng quạ đòn, xương đòn di lệch ra sau vai vào cơ thang.
X-quang: dãn khớp cùng đòn, X-quang nghiêng nách thấy xương đòn di lệch ra sau.

Độ 5: Đứt dây chằng cùng đòn, bao khớp và dây chằng quạ đòn, xương đòn di lệch lên trên rõ, bong diện bám của cơ delta và cơ thang vào đầu ngoài xương đòn.
X-quang: dãn khớp cùng đòn, khoảng quạ-đòn tăng > 100%.

Độ 6: Đứt dây chằng cùng đòn, bao khớp và dây chằng quạ đòn, xương đòn di lệch xuống dưới rõ, bong diện bám của cơ delta và cơ thang vào đầu ngoài xương đòn. Hiếm gặp, có thể kèm tổn thương thần kinh.
X-quang: dãn khớp cùng đòn, xương đòn nằm dưới mỏm cùng vai, hoặc dưới mỏm quạ.

Chẩn đoán

Chẩn đoán trật khớp cùng đòn dựa vào hỏi cơ chế chấn thương, khám lâm sàng khớp vai và hình ảnh X-quang.

Triệu chứng lâm sàng

Hỏi bệnh

Hỏi cơ chế chấn thương. Tổn thương khớp cùng đòn xảy ra sau chấn thương ngã đập vai xuống nền cứng trong tư thế cánh tay khép hoặc ngã chống tay. Sau chấn thương bệnh nhân có biểu hiện đau ở vị trí khớp cùng đòn.

Trong giai đoạn cấp tính người bệnh có thể có biểu hiện đau chói, sưng nề khớp cùng đòn và hạn chế biên độ vận động của đai vai. cần chú ý xem người bệnh có biểu hiện sây sát hay nổi gồ của đầu ngoài xương đòn sau chấn thương.

Một số trường hợp người bệnh có biểu hiện đau khớp cùng đòn về đêm hoặc thức giấc khi nằm nghiêng người sang bên vai bị tổn thương. Một số ít trường hợp có biểu hiện lục cục khớp cùng đòn.

Khám bệnh

  • Đau
    Người bệnh có biểu hiện đau ở vị trí khớp cùng đòn. Sưng nề, bầm tím và đầu ngoài xương đòn nhô cao so với bên vai lành là bằng chứng cho biểu hiện tổn thương khớp cùng đòn.
  • Biến dạng
    Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà biểu hiện xương đòn nhô cao có thể khác nhau. Trong tổn thương khớp cùng đòn độ 1 và độ 2 sự thay đổi không đáng kể nên khó nhận biết. Trong tổn thương khớp cùng đòn độ 3, đầu ngoài xương đòn nhô cao bất thường làm mất đi đường cong mềm mại của đai vai, tạo nên dấu hiệu tạo rãnh giữa mỏm cùng vai và xương đòn. Tuy nhiên trong những trường hợp gãy đầu ngoài xương đòn mà không có tổn thương của khớp cùng đòn cũng có dấu hiệu này.
    Trong tổn thương khớp cùng đòn cấp tính, người bệnh thường vào viện trong tinh trạng cánh tay bên vai bị tổn thương khép sát thân mình, tay lành đỡ tay đau nên dấu hiệu tao rãnh có thể không rõ ràng. Dấu hiệu tạo rãnh sẽ rõ ràng hơn nếu yêu cầu người bệnh xách một vật nặng khoảng 5-7 kg bên tay bị tổn thương.
  • Nghiệm pháp khép cánh tay ngang người (Cross body adduction test) thường dùng trong chẩn đoán tổn thương khớp cùng đòn.
    Nghiệm pháp này được tiến hành như sau: Nâng cánh tay ra trước 90 độ sau đó đưa cánh tay khép ngang ngực tối đa trong tư thế khuỷu duỗi. Trong tốn thương khớp cùng đòn, người bệnh sẽ đau chói vùng khớp cùng đòn. Bộ ba dấu hiệu: đau ở khớp cùng đòn, đau nhiều hơn khi làm nghiệm pháp khép cánh tay ngang ngực và giảm đi khi tiêm thuốc tê vào khớp cùng đòn là dấu hiệu chắc chắn của tốn thương khớp cùng đòn.
Nghiệm pháp khép cánh tay ngang người

Chẩn đoán phân biệt

Người bệnh nghi ngờ tổn thương khớp cùng đòn cần được khám khớp vai chuấn mực để phát hiện tồn thương khớp cùng đòn, cấu trúc xương của khớp vai, biên độ vận động khớp vai và tinh trạng tổn thương mạch máu hoặc thần kinh kèm theo. Một số tổn thương khác cán được chấn đoán phán biệt góm:

  • Gãy đầu ngoài xương đòn: Gãy đầu ngoài xương đòn có thể đơn thuần hoặc phối hợp với trật khớp cùng đòn. Chụp X-quang khớp cùng đòn có giá trị xác định chấn đoán.
  • Trật khớp vai: Dấu hiệu biến dạng khớp ổ chảo cánh tay thường điển hình. Chụp X- quang khớp vai có giá trị xác định tổn thương.
  • Tổn thương gân cơ chóp xoay: Tổn thương gân cơ chóp xoay thường gặp ở người trung tuổi. Do đau và hạn chế vận động khớp vai nên đôi khi khó phân biệt với tổn thương khớp cùng đòn cấp tính. Chụp cộng hưởng từ khớp vai có giá trị xác định tổn thương của khớp cùng đòn và gân cơ chóp xoay.
  • Rách sụn viền ổ chảo: Không có biểu hiện tổn thương xương khớp trên X-quang khớp vai. Chụp cộng hưởng từ khớp vai có giá trị chấn đoán xác định
  • Tiêu xương đầu ngoài xương đòn: Có thể do bệnh lý và tình cờ phát hiện được trong chấn thương. Ngoài X-quang khớp cùng đòn, chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ có thể được sử dụng để đánh giá tổn thương.

Chẩn đoán hình ảnh

X-quang thẳng, nghiêng và chếch

Chụp X-quang khớp vai tiêu chuẩn (tư thế trước sau) thường là đủ để chẩn đoán tổn thương khớp cùng đòn. Tư thế X-quang quan sát khớp cùng đòn lý tưởng là chụp X-quang khớp vai ở tư thế khép cánh tay ngang ngực. Tổn thương khớp cùng đòn biểu hiện trên phim X-quang như sau:

  • dãn rộng khớp cùng vai đòn
    • bình thường: 5-8 mm (có thể hẹp hơn ở người lớn tuổi)
    • bất thường: tăng 2-4 mm so với bên đối diện
  • tăng khoảng cách mỏm quạ – xương đòn
    • bình thường: 10-13 mm
    • bất thường: tăng trên 5 mm so với bên đối diện
  • di lệch đầu ngoài xương đòn
    • bình thường: ở phim X-quang thẳng nghiêng, bờ dưới xương đòn ngang mức với bờ dưới mỏm cùng vai.
Phim XQ trật khớp cùng đòn (P)
Case courtesy of Dr Mohammad Osama Hussein Yonso, Radiopaedia.org, rID: 26478
Tư thế Zanca: chếch xiên đỉnh 15 độ

Chụp X-quang khớp cùng đòn tư thế chếch xiên đỉnh 15 độ (Zanca view) cho phép quan sát khớp cùng đòn được rõ nét hơn.

Phim XQ tư thế Zanca.
A. Trật khớp cùng đòn (T) độ III với khoảng cách quạ-đòn dãn rộng so với đối diện
B. Trật khớp cùng đòn (T) độ IV, mặc dù sự di lệch xương đòn là tương đương với A, nhưng khoảng cách quạ-đòn tăng đáng kể, là biểu hiện đặc trưng của di lệch ra sau (A. Vaisman et al, 2014)

Chụp X-quang khớp vai nghiêng nách (axillary view) được chỉ định khi nghi ngờ có sự di lệch ra trước hoặc ra sau của xương đòn so với mỏm cùng vai.

Tư thế nghiêng nách (axillary view)

X-quang có treo tạ

Chụp X-quang khớp vai có treo tạ (stress test) được sử dụng để đánh giá chính xác hơn sự toàn vẹn của các dây chằng của khớp quạ đòn thông qua việc đánh giá sự di lệch tương đối của đầu ngoài xương đòn so với mỏm cùng vai. Nếu sự mất vững của khớp cùng đòn không rõ ràng trên phim chụp X-quang khớp vai thẳng, nghiêng và tư thế chụp chữ Y của xương bà vai thì chụp X-quang khớp vai có treo tạ sẽ giúp xác định chẩn đoán.

Chụp X-quang khớp vai có treo tạ thường quy là không thật sự cần thiết cho nhữn trường hợp tồn thương khớp cùng đòn cấp tính. Mặc dù phim chụp này có thể phân biệt tổn thương khớp cùng đòn độ 1 và độ 2, nhiều tác già khuyên không nên dùng vì nó gây đau cho người bệnh. Phim chụp này có thể rất hữu dụng cho những trường hợp sau điều trị tốn thương khớp cùng đòn cấp tính để đánh giá độ vững của khớp cùng đòn, khả năng quay trở lại chơi thể thao của vận động viên.

X-quang khớp vai có treo tạ (stress test)

Siêu âm

Siêu âm rất có giá trị trong chẩn đoán tổn thương của khớp cùng đòn. Heers và Hedtman siêu âm có độ nhạy 100% trong chẩn đoán tổn thương của cân cơ delta, có độ nhạy 80% và độ đặc hiệu 100% trong chẩn đoán tồn thương của cơ thang trong tổn thương khớp cùng đòn. Faruch Bilfeld ghi nhận siêu âm rất hữu hiệu trong chẩn đoán tổn thương dây chằng quạ đòn trong tổn thương khớp cùng đòn cấp tính.

Cộng hưởng từ

Cộng hưởng từ không được chỉ định thường xuyên trong chẩn đoán tổn thương khớp cùng đòn mặc dù nó giúp phân biệt tổn thương khớp cùng đòn độ 2 và độ 3. Những thông tin chi tiết của dây chằng quạ đòn và dây chằng cùng đòn trong tổn thương khớp cùng đòn không thật sự cần thiết đối với những trường hợp tổn thương khớp cùng đòn điều trị bảo tốn và một số ít tổn thương khớp cùng đòn cẩn điều trị phẫu thuật.

Chụp cộng hưởng từ giúp chẩn đoán tình trạng của gân cơ chóp xoay kèm theo ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc ở những vận động viên.

Một số ít những trường hợp bị đau khớp cùng đòn dai dẳng sau chấn thương, chụp cộng hưởng từ giúp xác định có hay không tổn thương của đĩa sụn chêm của khớp cùng đòn, tiêu xương đầu ngoài xương đòn hay viêm thoái hóa khớp sau chấn thương.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị

Điều trị bảo tổn cho những trường hợp tổn thương khớp cùng đòn cấp tính độ 1 và độ 2. Điều trị phẫu thuật cho những trường hợp tổn thương khớp cùng đòn cấp tính độ 4 – 6. Đối với tổn thương khớp cùng đòn độ 3, biện pháp điều trị lý tưởng cho tổn thương này vẫn còn là vấn để tranh luận trong nhiều năm qua.

Điều trị cụ thể cho các thể bệnh

  • Độ 1: đáp ứng tốt với điều trị bảo tổn. Điều trị bảo tồn bao gồm đeo đai treo tay, thay đổi thói quen vận động và điều trị triệu chứng (giảm đau, chống viêm) cho tới khi triệu chứng giảm dần và người bệnh cảm thấy thoải mái trở lại. Thời gian điều trị thường 1 – 2 tuần. Đối với vận động viên có thể quay trở lại thể thao sau 1 – 2 tuần.
  • Độ 2: Điều trị bảo tồn tương tự như độ 1 kèm theo với quá trình phục hồi chức năng để duy trì biên độ vận động bình thường. Tuy nhiên, tổn thương khớp cùng đòn độ 2 cần nhiều thời gian hơn độ 1. Thời gian bất động bằng đai treo tay khoảng 2 – 4 tuần và tránh dùng tay nâng xách vật nặng trong 6-12 tuần để dây chằng cùng đòn có thể hồi phục.

Sau điều trị bảo tổn tổn thương khớp cùng đòn độ 1 và độ 2 có thể người bệnh có biểu hiện đau dai dẳng khớp cùng đòn do viêm thoái hóa khớp cùng đòn sau chấn thương. Giai đoạn đầu có thể điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc chống viêm NSAIDs hoặc tiêm cortisol vào khớp cùng đòn. Nếu tổn thương không đáp ứng với điều trị nội khoa, phẫu thuật cắt đầu ngoài xương đòn có thể được áp dụng để giảm đau cho người bệnh.

Phẫu thuật cắt đầu ngoài xương đòn có thể được tiến hành qua nội soi hoặc mổ mở. Về kinh điển mô tả cắt đầu ngoài xương đòn một đoạn khoảng 1 – 2 cm. Sau này, phẫu thuật nội soi mô tả cắt đầu ngoài xương đòn ít hơn (5 – 7mm). Về nguyên tắc, cắt đầu ngoài xương đòn vừa đủ để không xảy ra sự va chạm của đầu ngoài xương đòn với mỏm cùng vai trong quá trình vận động của đai vai mà vẫn bảo tồn được dây chằng quạ đòn.

Kĩ thuật nội soi cắt đầu ngoài xương đòn

Trong tổn thương khớp cùng đòn độ 3, dây chằng cùng đòn và dây chằng quạ đòn bị đứt hoàn toàn gây nên sự di lệch lên trên và mất vững của đầu ngoài xương đòn.

Như đã đề cập trước đó, biện pháp điều trị tối ưu cho tổn thương khớp cùng đòn độ 3 vẫn là vấn đề cần bàn cãi. Nhiều tác giả ghi nhận, điều trị bảo tồn tổn thương khớp cùng đòn độ 3 cũng cho kết quả khả quan. Nếu lựa chọn điều trị bảo tổn cho tổn thương khớp cùng đòn độ 3, cách thức điều trị tương tự tổn thương khớp cùng đòn độ 2. Tuy nhiên những nghiên cứu so sánh điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật tổn thương khớp cùng đòn độ 3 cho đến nay đều có số lượng người bệnh ít, thiết kê nghiên cứu hồi cứu, số liệu không đồng nhất, thiếu những đánh giá khách quan sau mổ nên kết quả nghiên cứu chưa thực sự là những bằng chứng thuyết phục. Bên cạnh đó sự đa dạng của các phương pháp phẫu thuật làm cho việc so sánh điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật gặp nhiều khó khăn.

Điều trị phẫu thuật tổn thương khớp cùng đòn độ 3 có thể được chỉ định, nhưng thường là sau khi người bệnh đã thất bại với việc điều trị bảo tồn. Một số tác giả có khuynh hướng điều trị phẫu thuật tổn thương khớp cùng đòn độ 3 cho một số người bệnh làm những nghề nghiệp cần nhu cầu vận động thể lực cao.

Nhìn chung, tổn thương khớp cùng đòn độ 4 – 6 ở cả người lớn và trẻ em đều cần điều trị phẫu thuật.

  • Độ 4: trong tổn thương khớp cùng đòn độ 4, dây chằng cùng đòn và dây chằng quạ đòn bị đứt hoàn toàn kèm theo bong diện bám của cân cơ delta và cơ thang vào xương đòn, xương đòn bị mất vững và di lệch ra sau vào trong cơ thang. Về mặt lý thuyết có thể nắn chỉnh kín đầu ngoài xương đòn để xương đòn không còn di lệch ra sau, biến tổn thương khớp cùng đòn độ 4 thành tổn thương khớp cùng đòn độ 3 và điều trị như tổn thương khớp cùng đòn độ 3. Tuy nhiên với tổn thương tổn thương khớp cùng đòn độ 4, điều trị phẫu thuật mổ mở và có định bên trong là cần thiết.
  • Độ 5-6: là những tổn thương nặng của tổn thương khớp cùng đòn và cần điều trị phẫu thuật.

Trước kia điều trị phẫu thuật tổn thương khớp cùng đòn được tiến hành bằng cách mổ mở đặt lại khớp cùng đòn và cô định khớp cùng đòn bằng vít cùng đòn, bằng cách dùng chỉ không tiêu hoặc vật liệu nhân tạo néo đấu ngoài xương đòn hoặc cố định bằng kim Kirschner, nẹp móc đầu ngoài xương đòn.
Ngày nay, với những hiểu biết về giải phẫu và cơ sinh học của khớp cùng đòn, điều trị phẫu thuật tổn thương khớp cùng đòn độ 3 bằng cách tái tạo lại dây chằng quạ đòn bằng vật liệu tự thân hoặc vật liệu đồng loại.

Nắn chỉnh kết hợp xương

Kết hợp xương nẹp móc
Cố định mỏm quạ – xương đòn (vít Bosworth)
Đinh K

Tái tạo dây chằng

Dùng vít chỉ neo tái tạo dây chằng quạ – đòn
Kĩ thuật Weaver-Dunn

Phục hồi chức năng sau mổ

Tổn thương khớp cùng đòn gây đau và ít nhiều ảnh hưởng đến biên độ vận động của đai vai. Tập phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong phục hồi biên độ vận động của đai vai sau chấn thương khớp cùng đòn. Phục hồi chức năng để phục hồi biên độ vận động của đai vai có thể thực hiện ngay trong vòng 2 tuần sau chấn thương với những trường hợp tổn thương khớp cùng đòn độ 1, đối với tổn thương khớp cùng đòn độ 2 trở lên thì cần nhiều thời gian hơn. Cùng với phục hồi biên độ vận động đai vai là các bài tập nhằm phục hồi và duy trì sức mạnh của gân cơ chóp xoay, cơ nhị đầu cánh tay, cơ delta và cơ ngực. Có thể tham khảo thêm các bài tập khớp vai sau phẫu thuật.

Tiêu chuẩn để người bệnh có thể quay trở lại thể thao như trước chấn thương cần cân nhắc đến các yếu tố sau: (1) Không còn biểu hiện đau/ sưng nể với các hoạt động chức năng của khớp cùng đòn, (2) Sức mạnh gân cơ chóp xoay đạt được ít nhất 80% so với bên không tổn thương, (3) Phục hồi hoàn toàn biên độ vận động của đai vai, (4) Xương bả vai không bị mất vững trong suốt quá trình hoạt động của đai vai, (5) Không còn đau vai với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Biến chứng

  • Gãy xương kèm theo: Tổn thương khớp cùng đòn có thể kết hợp với tổn thương khác, thậm chí có thể là những thương tổn không thuộc lĩnh vực chân thương chỉnh hình. Gãy xương là biến chứng thường gặp có thể đi kèm với trật khớp cùng đòn trong đó các tổn thương hay gặp là gãy thân xương đòn, gãy đầu ngoài xương đòn, gãy mỏm cùng vai và gãy mỏm quạ.
  • Viêm thoái hóa khớp sau chấn thương: Là biến chứng muộn nhưng thường gặp của tổn thương khớp cùng đòn dù ở bất cứ mức độ nào. Viêm thoái hóa khớp cùng đòn sau chấn thương thường biểu hiện bằng đau dai dẳng khớp cùng đòn, hạn chế biên độ vận động đai vai do đau và sưng nề tại vị trí khớp cùng đòn. Điều trị viêm thoái hóa khớp cùng đòn sau chân thương có thể là điều trị nội khoa với thuốc NSAIDs hoặc tiêm cortisol hoặc điều trị ngoại khoa cắt đầu ngoài xương đòn.
  •  Hẹp khoang dưới mỏm cùng vai, yếu cơ và tổn thương thần kinh: Là biến chứng có thể gặp với những trật khớp cùng đòn độ 3 được điều trị bảo tồn và cần chỉ định điều trị phẫu thuật.
  • Biến chứng sau phẫu thuật: Có thể gặp trong tổn thương khớp cùng đòn như nhiễm trùng, viêm kích thích do phương tiện cố định xương gây nên, gãy phương tiện cố định khớp cùng đòn, mất vững tồn dư của đầu ngoài xương đòn sau mổ tạo hình dây chằng quạ đòn, can xương lạc chỗ ở phẩn mềm xung quang khớp cùng đòn.
  • Giảm biên độ vận động vai
  • Tiêu xương đầu ngoài xương đòn

Tham khảo

  • Đỗ Văn Minh, & Võ Sỹ Quyền Năng. (2020). Tổn thương khớp cùng vai đòn. In Trần Trung Dũng (Ed.), Chẩn đoán và Điều trị gãy xương trật khớp chi trên (pp. 53–65). NXB Y Học.
  • Vaisman, A., Montenegro, I.E., Diego, M.J., & Ronco, J.V. (2014). A Novel Radiographic Index for the Diagnosis of Posterior Acromioclavicular Joint Dislocations. The American Journal of Sports Medicine, 42, 112 – 116.
  • https://radiopaedia.org/articles/acromioclavicular-injury
  • https://musculoskeletalkey.com/radiographic-evaluation-of-shoulder-problems/
  • https://www.orthobullets.com/shoulder-and-elbow/3047/acromioclavicular-joint-injury

Luân Trần

Bác sĩ khoa Chi trên - Bệnh viện Quân Y 175.

Dark mode powered by Night Eye